Tìm kiếm
Người chỉ đạo hoặc Cơ quan chỉ đạo
Cơ quan thực hiện
Phòng, đơn vị của Văn phòng UBND tỉnh theo dõi
Tình trạng
Ngày ban hành
Hạn xử lý
21 nhiệm vụ.

Danh sách nhiệm vụ

Số hiệu văn bản Ngày ban hành Người chỉ đạo hoặc Cơ quan chỉ đạo Nội dung chỉ đạo, nhiệm vụ giao Chủ trì triển khai Hạn xử lý hoặc báo cáo Kết quả thực hiện nhiệm vụ Trạng thái Phòng, đơn vị của Văn phòng UBND tỉnh theo dõi Chuyên viên theo dõi
4011/UBND-KGVX 08/11/2024  Nhiệm vụ Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao   - Khẩn trương rà soát, cập nhật chính xác số hộ gia đình cần hỗ trợ xây mới và sửa chữa nhà ở trên địa bàn quản lý (trong đó xác định cụ thể số liệu theo 04 nhóm đối tượng1 ; nhu cầu hỗ trợ đối với từng nhóm đối tượng2 ; lộ trình thực hiện cụ thể đến tháng 6/2025), gửi về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trước ngày 12 tháng 11 năm 2024. UBND huyện Kon Rẫy 12/11/2024 (Còn 1 ngày) Đang thực hiện Phòng Khoa giáo Văn xã Nguyễn Thị Mỹ Diễm
3915/UBND-KGVX 31/10/2024  Nhiệm vụ Ủy ban nhân dân tỉnh giao   Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Khẩn trương rà soát, cập nhật chính xác số lượng nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn quản lý (03 nhóm đối tượng theo Công điện số 102/CĐ-TTg), xác định lộ trình thực hiện cụ thể và gửi về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Xây dựng trước ngày 03 tháng 11 năm 2024. UBND huyện Kon Rẫy 03/11/2024 Thực hiện Công văn số 3915/UBND-KGVX ngày 31/10/2024 của UBND tỉnh Kon Tum về việc triển khai thực hiện Văn bản số 1440-CV/TU ngày 28/10/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về xóa nhà tạm, nhà dột nát. Ủy ban nhân dân huyện Kon Rẫy báo cáo kết quả rà soát nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn huyện, cụ thể như sau: I. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN Thực hiện Kế hoạch số 2602/KH-UBND ngày 22 tháng 7 năm 2024 của UBND tỉnh về Triển khai thực hiện Phong trào thi đua “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Kon Tum đến năm 2025”; Ủy ban nhân dân huyện đã ban hành Kế hoạch số 177/KH-UBND ngày 27 tháng 9 năm 2024 về việc triển khai thực hiện Phong trào thi đua “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát” trên địa bàn huyện Kon Rẫy đến năm 2025; tham mưu Ban Thường vụ Huyện ủy thành lập Ban Chỉ đạo triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn huyện Kon Rẫy (tại Quyết định số 1801-QĐ/HU ngày 22/10/2024). II. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ XÓA NHÀ TẠM, NHÀ DỘT NÁT TRÊN ĐỊA BÀN 1. Theo Kế hoạch số 177/KH-UBND ngày 27/9/2024 của UBND huyện, cụ thể: Tổng số hộ nghèo, cận nghèo, hộ bị ảnh hưởng do thiên tai, biến đổi khí hậu khó khăn về nhà ở là: 119 hộ (gồm có: hộ người có công với cách mạng 02 hộ; 80 hộ nghèo và 25 hộ cận nghèo, hộ bị ảnh hưởng do thiên tai, biến đổi khí hậu khó khăn về nhà ở 12 hộ ), trong đó: xây mới nhà ở là 55 hộ và cải tạo, sửa chữa nhà ở là 64 hộ. 2. Kết quả rà soát theo Công điện số 102/CĐ-TTg ngày 06 tháng 10 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ (theo 03 nhóm đối tượng), cụ thể: Tính đến thời điểm báo cáo, trên địa bàn huyện có 190 hộ nhà tạm, nhà dột nát, cụ thể: + Xây mới: 128 hộ. Trong đó: - Nhóm đối tượng người có công: 01 hộ. - Nhóm hộ nghèo, cận nghèo: 58 hộ, trong đó: 40 hộ nghèo và 18 hộ cận nghèo. 2 - Nhóm đối tượng khác: 69 hộ, trong đó 64 hộ là người DTTS và 05 hộ đối tượng Bảo trợ xã hội theo Văn bản số 2428/SLĐTBXH-TGXHGN ngày 02/11/2024 của Sở Lao động - TB&XH. + Sửa chữa: 62 hộ. Trong đó: - Nhóm đối tượng người có công: 01 hộ. - Nhóm hộ nghèo, cận nghèo: 47 hộ, trong đó: 41 hộ nghèo và 06 hộ cận nghèo. - Nhóm đối tượng khác: 14 hộ (là người DTTS ). (Chi tiết số liệu tại Phụ lục đính kèm) Kính đề nghị Sở Lao động - TB&XH tỉnh quan tâm tổng hợp, đề xuất./.
Đã hoàn thành
Phòng Khoa giáo Văn xã Nguyễn Thị Mỹ Diễm
3672/UBND-KGVX 14/10/2024  Nhiệm vụ Ủy ban nhân dân tỉnh giao   Tổng hợp, báo cáo kết quả thanh tra, kiểm tra gửi về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trước ngày 30 tháng 10 năm 2024 để tổng hợp báo cáo chung UBND huyện Kon Rẫy 30/10/2024 Thực hiện Công văn số 3672/UBND-KGVX ngày 14/10/2024 của UBND tỉnh Kon Tum về việc tăng cường thực hiện quy định pháp luật về chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em trên địa bàn tỉnh. UBND huyện Kon Rẫy báo cáo kết quả kiểm tra như sau: I. CHỈ ĐẠO, TRIỂN KHAI THỰC HIỆN KIỂM TRA Chỉ đạo Phòng Lao động-TB&XH phối hợp Phòng Nội vụ huyện triển khai thực hiện kiểm tra các cơ sở trợ giúp trên địa bàn huyện năm 2024. Cương quyết xử lý kịp thời đối với các cơ sở, tổ chức, cá nhân hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em không đăng ký, tự phát, không được cấp phép hoặc không bảo đảm các điều kiện theo quy định của pháp luật (nếu có). Kịp thời chỉ đạo UBND các xã, thị trấn tăng cường công tác truyền thông, nâng cao trách nhiệm của người dân trong việc phát hiện, báo cáo các vụ việc vi phạm quyền trẻ em có liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật trên địa huyện. II. KẾT QUẢ KIỂM TRA UBND huyện phối hợp với các Sở, ban ngành tổ chức kiểm tra liên ngành tại cơ sở Vinh Sơn IV (thôn Đăk Puih (thôn 10), xã Đăk Tờ Re, huyện Kon Rẫy) theo Kế hoạch số 65/KH-SLĐTBXH ngày 03 tháng 7 năm 2024 của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh về kiểm tra, đánh giá tình hình hoạt động của các cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập Vinh Sơn trên địa bàn tỉnh Kon Tum. UBND huyện đã chỉ đạo Phòng Lao động - TB&XH huyện phối hợp Phòng Nội vụ huyện tiến hành kiểm tra việc thực hiện chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em trên địa bàn huyện. Kết quả kiểm tra trên địa bàn huyện không cơ sở, tổ chức, cá nhân hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em tự phát. Trên đây là báo cáo kết quả kiểm tra việc thực hiện chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em trong cơ sở trợ giúp trên địa bàn huyện năm 2024 của UBND huyện./.
Đã hoàn thành
Phòng Khoa giáo Văn xã Nguyễn Thị Mỹ Diễm
3414/UBND-KGVX 25/09/2024  Nhiệm vụ Ủy ban nhân dân tỉnh giao   Ủy ban nhân dân các huyện: Kon Rẫy, Sa Thầy, Ia H’Drai, Đăk Tô và thành phố Kon Tum khẩn trương xây dựng báo cáo các nội dung theo yêu cầu của Đoàn giám sát tại Kế hoạch số 10/KH-ĐGS ngày 09 tháng 9 năm 20241 và Văn bản số 88/ĐGS-TH ngày 20 tháng 9 năm 2024 UBND huyện Kon Rẫy 24/09/2024 Căn cứ Quyết định số 07/QĐ-TTHĐND ngày 09/9/2024 của Thường trực HĐND tỉnh về thành lập Đoàn giám sát tình hình giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Kon Tum; Căn cứ Kế hoạch số 10/KH-ĐGS ngày 09/9/2024 của Đoàn giám sát Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh về giám sát tình hình giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Kon Tum; Thực hiện Công văn số 3223/UBND-KGVX ngày 11/9/2024 của UBND tỉnh về việc triển khai kế hoạch giám sát tình hình giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt trên địa bàn tỉnh; Căn cứ Công Văn số 1204/BDT-CSDT ngày 10/9/2024 của Ban Dân tộc tỉnh về việc phối hợp báo cáo số liệu giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt phục vụ Đoàn Giám sát Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh. UBND huyện Kon Rẫy báo cáo tình hình tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt trên địa bàn huyện, cụ thể như sau: I. ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH - Huyện Kon Rẫy nằm phía Đông tỉnh Kon Tum dọc theo Quốc lộ 24 đi Quãng Ngãi, có ranh giới hành chính là: Phía Tây giáp huyện Đăk Hà và thành phố Kon Tum; phía Bắc giáp huyện Kon Plông và huyện Đăk Hà; phía Đông giáp huyện Kon Plông và huyện Kbang, tỉnh Gia Lai; phía Nam giáp huyện Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai. - Tổng diện tích tự nhiên là 91.134,5 ha. Huyện Kon Rẫy có vị trí quan trọng về giao lưu kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái. Huyện có địa hình đồi núi chia cắt và có các hệ thống sông, suối chảy qua nên có vị trí quan trọng về bảo vệ môi trường sinh thái cũng như phát triển các thủy điện nhỏ và vừa. - Toàn huyện có 06 xã, 01 thị trấn với 49 thôn. Trong đó, 03 xã khu vực III (Đăk Kôi, Đăk Pne, thị trấn Đăk Rve) và 04 xã khu vực I(1) (Đăk Tờ Re, Đăk (1) Xã đạt chuẩn nông thôn mới. 2 Ruồng, Đăk Tơ Lung, Tân Lập), và 32 thôn đặc biệt khó khăn(2). - Tổng dân số chung trên địa bàn huyện đến cuối năm 2023 là: 31.209 người. Trong đó, người dân tộc thiểu số là: 20.559 người, chiếm tỷ lệ 65,87% so với số dân số chung toàn huyện. - Tổng số hộ nghèo chung trên địa bàn huyện đến cuối năm 2023 là: 797 hộ. Trong đó, hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số là: 747 hộ, chiếm tỷ lệ 93,73% so với tổng số hộ nghèo chung toàn huyện. - Tổng số hộ cận nghèo chung trên địa bàn huyện đến cuối năm 2023 là: 760 hộ. Trong đó, hộ cận nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số là: 693 hộ, chiếm tỷ lệ 91,18% so với tổng số hộ cận nghèo chung toàn huyện. - Tổng số hộ thoát nghèo chung là: 1.037 hộ. Trong đó, hộ nghèo dân tộc thiểu số thoát nghèo là: 999 hộ, chiếm tỷ lệ 96,34% so với tổng số hộ thoát nghèo chung toàn huyện. II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN 1. Công tác chỉ đạo, điều hành; thông tin, tuyên truyền; thanh tra, kiểm tra thực hiện - Công tác ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành triển khai thực hiện Dự án 1: (Có Phụ lục số 01 kèm theo). - Công tác thông tin, tuyên truyền: Trên cơ sở văn bản chỉ đạo triển khai thực hiện của cấp có thẩm quyền, UBND huyện đã chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị phối hợp với UBND các xã, thị trấn triển khai công tác tuyên truyền, phổ biến những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến với Nhân dân, đặc biệt là chính sách hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt đối với người đồng bào dân tộc thiểu số đảm bảo kịp thời, hiệu quả, đúng quy định, công khai, minh bạch. - Công tác thanh tra, kiểm tra: Số lần (đoàn) giám sát cấp tỉnh: 03 đoàn (năm 2022: 01 đoàn, năm 2023: 02 đoàn), cấp huyện 05 đoàn (năm 2022: 01 đoàn, năm 2023: 02 đoàn, năm 2024: 02 đoàn). Qua kiểm tra đã kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai, tổ chức thực hiện Chương trình của các cơ quan, đơn vị, địa phương; qua đó, đề ra những giải pháp phù hợp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc nhằm đảm bảo Chương trình thực hiện đúng mục tiêu, đúng tiến độ, đạt chất lượng thực hiện năm tiếp theo. 2. Kết quả giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt 2.1. Hỗ trợ đất ở - Tổng số hộ được hỗ trợ đất ở: 07 hộ, trong đó: + Số hộ đồng bào dân tộc thiểu số: 07 hộ. (2) Theo Quyết định số 612/QĐ-UBDT ngày 16/9/2021 của Ủy ban Dân tộc về phê duyệt danh sách các thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025. 3 + Tổng diện tích đã giao: 410 m2. + Kinh phí thực hiện: 408 triệu đồng (Ngân sách Trung ương: 280 triệu đồng, Ngân sách địa phương: 28 triệu đồng, vay vốn tín dụng chính sách theo Nghị định số 28/2022/NĐ-CP: 100 triệu đồng). + Địa điểm đầu tư: Tại thôn 12, xã Đăk Ruồng; thôn Kon Rơ Pen, Đăk Pơ Kong, xã Đăk Tờ Re; thôn 4, 9, thị trấn Đăk Rve và thôn 3, xã Đăk Pne. - Số hộ chưa có đất ở: 02 hộ, nhu cầu diện tích cần giải quyết: 100 m2; dự kiến thời gian hoàn thành hỗ trợ năm 2025. 2.2. Hỗ trợ nhà ở - Tổng số hộ được hỗ trợ nhà ở là: 22 hộ, trong đó: + Số hộ đồng bào dân tộc thiểu số: 21 hộ, 01 hộ nghèo dân tộc Kinh, sinh sống ở xã đặc biệt khó khăn. + Số hộ xây dựng mới: 22 hộ. + Kinh phí đã thực hiện: 1.968 triệu đồng (Ngân sách Trung ương: 880 triệu đồng, Ngân sách địa phương: 88 triệu đồng, vay vốn tín dụng chính sách theo Nghị định số 28/2022/NĐ-CP: 1.000 triệu đồng). - Số hộ được hỗ trợ đồng thời hai nội dung đất ở và nhà ở: 04 hộ. - Số hộ còn phải giải quyết nhà ở trong năm 2024: 17 hộ, dự kiến thời gian hoàn thành hỗ trợ trong quý IV năm 2024. 2.3. Hỗ trợ đất sản xuất - Tổng số hộ đã được hỗ trợ trực tiếp đất sản xuất: 12 hộ, trong đó: + Số hộ đồng bào DTTS; số hộ chưa có đất sản xuất, số hộ thiếu đất sản xuất theo quy định: 12 hộ, kinh phí thực hiện là: 1.564 triệu đồng (Ngân sách Trung ương: 270 triệu đồng, vay vốn tín dụng chính sách theo Nghị định số 28/2022/NĐ-CP: 1.294 triệu đồng). + Số hộ được giao đất: 12 hộ. Tổng diện tích: 6,73 ha. + Số hộ được hỗ trợ chuyển đổi nghề: 168 hộ, kinh phí thực hiện là: 8.712 triệu đồng (Ngân sách Trung ương: 1.680 triệu đồng, vay vốn tín dụng chính sách theo Nghị định số 28/2022/NĐ-CP: 7.032 triệu đồng). - Số hộ còn thiếu đất sản xuất: 02 hộ; nhu cầu diện tích cần giải quyết (01 ha); dự kiến thời gian hoàn thành hỗ trợ năm 2025. 2.4. Hỗ trợ nước sinh hoạt - Tổng số hộ đã được hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán là: 510 hộ (hỗ trợ mua sắm vật dụng chứa nước), kinh phí thực hiện là: 1.530 triệu đồng từ ngân sách Trung ương. - Số hộ còn thiếu nước sinh hoạt phân tán trong năm 2024 là: 198 hộ; dự kiến thời gian hoàn thành hỗ trợ trong quý IV năm 2024. 4 - Tổng số công trình nước sinh hoạt tập trung đã đầu tư xây dựng là: 04 công trình. Địa điểm đầu tư: Thôn 1, xã Đăk Pne, thôn 5+6, xã Đăk Kôi, thôn Đak Jri, xã Đăk Tờ Re, thôn 4 xã Đăk Tơ Lung. Quy mô đầu tư: Công trình nhóm C. Số hộ thụ hưởng: 479 hộ/1.920 khẩu. Kinh phí thực hiện là: 3.954 triệu đồng từ ngân sách Trung ương. (Chi tiết tại Phụ lục số 2, 3, 4, 5, 6 kèm theo) 3. Hiệu quả kinh tế - xã hội - Trong những năm qua, việc triển khai thực hiện Dự án 1 (Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt) thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn huyện đã góp phần giải quyết được tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho các hộ nghèo dân tộc thiểu số, hộ nghèo dân tộc Kinh sinh sống ở thôn, xã đặc biệt khó khăn, từ đó giúp người dân ổn định cuộc sống, tích cực lao động sản xuất, biết chuyển đổi các loại cây trồng vật nuôi có giá trị kinh tế cao để tăng năng suất, tăng thu nhập, từng bước thoát nghèo bền vững. Đồng thời, thông qua việc giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt đã giúp người dân mua được các vật tư như bồn nước, ống dẫn để tích trữ, tạo nguồn nước phục vụ nhu cầu của gia đình và giúp cho người dân chủ động hơn về nguồn nước sạch phục vụ sinh hoạt, góp phần nâng cao chất lượng đời sống. - Các hộ (12 hộ) được hỗ trợ trực tiếp đất sản xuất đã sử dụng và phát huy có hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ; UBND huyện tiếp tục chỉ đạo UBND các xã, thị trấn thường xuyên thông tin tuyên truyền chính sách giải quyết đất ở, đất sản xuất trong đồng bào dân tộc thiểu số; tuyên truyền, vận động bố mẹ, người thân sang nhượng, thừa kế, cho, tặng đất ở, đất sản xuất cho con, cháu khi tách hộ, lập vườn, hướng dẫn người dân sử dụng đất hiệu quả để phát triển kinh tế; ngăn chặn tình trạng chuyển nhượng đất đai dẫn đến mất tư liệu sản xuất trên diện tích được giao. - Kết quả chuyển đổi nghề: Các hộ dân được hỗ trợ mua giống cây trồng, vật nuôi đều sử dụng có hiệu quả nguồn vốn của Chương trình, các hộ dân đã chăm sóc tốt giống cây trồng, vật nuôi được hỗ trợ để phát triển kinh tế, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống. III. ĐÁNH GIÁ CHUNG 1. Ưu điểm: Được sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Thường trực Huyện ủy, sự giám sát của Hội đồng nhân dân huyện công tác lãnh đạo, chỉ đạo đã được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo sâu sát, quyết liệt, kịp thời; các nội dung hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt được bình xét dân chủ, công khai, minh bạch và xuất phát từ nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của người dân. Việc hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt góp phần giải quyết khó khăn, giúp người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số ổn định cuộc sống; hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề góp phần giải quyết sinh kế cho các hộ khó khăn về đất sản xuất; hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán và đầu tư các công trình nước sinh hoạt 5 tập trung đã góp phần giải quyết khó khăn về nước sinh hoạt, qua đó đã góp phần từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, từ đó nhận thức của người dân về mục tiêu của Chương trình được nâng lên, và đặc biệt người dân luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành của Nhà nước. 2. Những khó khăn, tồn tại, hạn chế - Văn bản Hướng dẫn triển khai thực hiện Dự án 1 (Hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt) của Bộ, ngành Trung ương và của tỉnh chậm được ban hành nên địa phương gặp khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện. - Đối với hỗ trợ đất ở, đất sản xuất: Theo báo cáo của UBND các xã, thị trấn, hiện nay trên địa bàn các xã, thị trấn không còn nhiều quỹ đất để hỗ trợ trực tiếp cho đối tượng thụ hưởng, phần lớn diện tích đất tự nhiên là đất rừng; đồi núi cao, vì vậy việc hỗ trợ đất ở, sản xuất khó đáp ứng nhu cầu đăng ký hỗ trợ từ các hộ dân. - Quá trình gia tăng dân số tự nhiên cũng khiến một số hộ dân không có đủ diện tích bình quân về đất ở, đất sản xuất theo quy định. Công tác xã hội hóa huy động nguồn lực trong Nhân dân, doanh nghiệp trong triển khai thực hiện Dự án 1 còn hạn chế. 3. Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế - Nguyên nhân chủ quan: + Một số địa phương chưa quyết liệt trong việc chỉ đạo triển khai thực hiện Chương trình, chưa kịp thời báo cáo các khó khăn và đề xuất những tồn tại trong việc thực hiện nhiệm vụ của từng chương trình, dự án. + Một số cán bộ phụ trách tham mưu ở một số địa phương còn có mặt hạn chế về trình độ, năng lực. - Nguyên nhân khách quan: + Huyện Kon Rẫy có điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, số doanh nghiệp, hợp tác xã hoạt động trên địa bàn huyện còn hạn chế nên công tác xã hội hóa trong triển khai thực hiện Dự án 1 còn gặp nhiều khó khăn. + Năm 2022 là năm đầu tiên triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2021-2030; giai đoạn I từ năm 2021-2025; đồng thời thực hiện 03 Chương trình mục tiêu quốc gia cùng một lúc, trong khi đó cơ chế triển khai thực hiện mới hoàn toàn, vì vậy các cấp, các ngành đang còn lúng túng trong việc tổ chức triển khai thực hiện. + Công tác phối hợp giữa các đơn vị có liên quan, UBND các xã, thị trấn có lúc thiếu chặt chẽ, không kịp thời trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao. IV. PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRONG THỜI 6 GIAN ĐẾN - Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến nội dung thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi gắn với cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số, làm cho đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo bền vững” trên địa bàn huyện. - Tiếp tục chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị, địa phương thực hiện nghiêm túc sự lãnh đạo, chỉ đạo của UBND tỉnh, sự hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của các sở, ngành cấp tỉnh; sự lãnh đạo của Huyện ủy, Ban Thường vụ Huyện ủy trong triển khai thực hiện Chương trình. - Tham mưu, đề xuất Hội đồng nhân dân huyện sớm phân bổ nguồn vốn ngày từ đầu năm; ban hành Kế hoạch đề ra mục tiêu, giao nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc triển khai thực hiện các nội dung, tiểu dự án, dự án thuộc Chương trình. - Chỉ đạo các đơn vị được giao làm chủ đầu tư các Dự án, Tiểu dự án đẩy nhanh tiến độ thực hiện các nội dung, nhiệm vụ, dự án sử dụng nguồn vốn của Chương trình đảm bảo thực hiện có hiệu quả thiết thực và giải ngân hết các nguồn vốn được giao. - Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, thị trấn tăng cường, làm tốt công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân, doanh nghiệp; huy động, lồng ghép và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong việc triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ thuộc Chương trình trên địa bàn. - Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chuyên môn tăng cường công tác phối hợp, hướng dẫn, chủ động tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc của địa phương được giao thực hiện nhiệm vụ thuộc Chương trình. - Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình để kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc trong việc triển khai thực hiện Chương trình, từ đó đề xuất với cấp có thẩm quyền có giải pháp giải quyết kịp thời. V. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT Đề nghị Đoàn giám sát Thường trực HĐND tỉnh quan tâm tổng hợp, đề xuất với các Bộ, ngành Trung ương một số nội dung sau: - Xem xét nâng định mức hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất cho các đối tượng hộ nghèo, vì theo quy định hiện nay ngân sách Trung ương hỗ trợ tối đa không quá 40 triệu/hộ đối với đất ở và nhà ở; 22,5 triệu đồng/hộ đối với đất sản xuất là thấp so với mặt bằng giá đất hiện nay, các đối tượng thụ hưởng đa phần không có khả năng đối ứng được thêm nhiều kinh phí để thực hiện nhận chuyển nhượng. - Xem xét nâng mức cho vay đối với nội dung hỗ trợ về nhà ở để phù hợp với mức tăng vật tư và biến động giá cả thị trường.
Đã hoàn thành
Phòng Khoa giáo Văn xã Phan Thị Phượng
3345/KH-UBND 19/09/2024  Nhiệm vụ Ủy ban nhân dân tỉnh giao   Báo cáo sơ bộ kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo UBND huyện Kon Rẫy 10/11/2024 (Quá hạn 1 ngày)
Chưa hoàn thành
Phòng Khoa giáo Văn xã Nguyễn Thị Mỹ Diễm
3345/KH-UBND 19/09/2024  Nhiệm vụ Ủy ban nhân dân tỉnh giao   Phê duyệt, báo cáo chính thức kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; báo cáo kết quả xác định hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp có mức sống trung bình tại địa phương gửi về Sở Y tế UBND huyện Kon Rẫy 25/11/2024 Đang thực hiện Phòng Khoa giáo Văn xã Nguyễn Thị Mỹ Diễm
3223/UBND-KGVX 11/09/2024  Nhiệm vụ Ủy ban nhân dân tỉnh giao   Ban Dân tộc tỉnh; Sở Xây dựng; Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh tỉnh Kon Tum; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố theo chức năng, nhiệm vụ chủ động xây dựng báo cáo, phối hợp chuẩn bị các điều kiện phục vụ công tác giám sát và thực hiện các nội dung theo yêu cầu của Đoàn giám sát tại Kế hoạch số 10/KH-ĐGS; gửi về Đoàn giám sát (qua Văn phòng Đoàn Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh), trước ngày 17 tháng 9 năm 2024, đồng gửi Ban Dân tộc tỉnh để tổng hợp. UBND huyện Kon Rẫy 16/09/2024 Căn cứ Quyết định số 07/QĐ-TTHĐND ngày 09/9/2024 của Thường trực HĐND tỉnh về thành lập Đoàn giám sát tình hình giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Kon Tum; Căn cứ Kế hoạch số 10/KH-ĐGS ngày 09/9/2024 của Đoàn giám sát Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh về giám sát tình hình giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Kon Tum; Thực hiện Công văn số 3223/UBND-KGVX ngày 11/9/2024 của UBND tỉnh về việc triển khai kế hoạch giám sát tình hình giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt trên địa bàn tỉnh; Căn cứ Công Văn số 1204/BDT-CSDT ngày 10/9/2024 của Ban Dân tộc tỉnh về việc phối hợp báo cáo số liệu giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt phục vụ Đoàn Giám sát Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh. UBND huyện Kon Rẫy báo cáo tình hình tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt trên địa bàn huyện, cụ thể như sau: I. ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH - Huyện Kon Rẫy nằm phía Đông tỉnh Kon Tum dọc theo Quốc lộ 24 đi Quãng Ngãi, có ranh giới hành chính là: Phía Tây giáp huyện Đăk Hà và thành phố Kon Tum; phía Bắc giáp huyện Kon Plông và huyện Đăk Hà; phía Đông giáp huyện Kon Plông và huyện Kbang, tỉnh Gia Lai; phía Nam giáp huyện Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai. - Tổng diện tích tự nhiên là 91.134,5 ha. Huyện Kon Rẫy có vị trí quan trọng về giao lưu kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái. Huyện có địa hình đồi núi chia cắt và có các hệ thống sông, suối chảy qua nên có vị trí quan trọng về bảo vệ môi trường sinh thái cũng như phát triển các thủy điện nhỏ và vừa. - Toàn huyện có 06 xã, 01 thị trấn với 49 thôn. Trong đó, 03 xã khu vực III (Đăk Kôi, Đăk Pne, thị trấn Đăk Rve) và 04 xã khu vực I(1) (Đăk Tờ Re, Đăk (1) Xã đạt chuẩn nông thôn mới. 2 Ruồng, Đăk Tơ Lung, Tân Lập), và 32 thôn đặc biệt khó khăn(2). - Tổng dân số chung trên địa bàn huyện đến cuối năm 2023 là: 31.209 người. Trong đó, người dân tộc thiểu số là: 20.559 người, chiếm tỷ lệ 65,87% so với số dân số chung toàn huyện. - Tổng số hộ nghèo chung trên địa bàn huyện đến cuối năm 2023 là: 797 hộ. Trong đó, hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số là: 747 hộ, chiếm tỷ lệ 93,73% so với tổng số hộ nghèo chung toàn huyện. - Tổng số hộ cận nghèo chung trên địa bàn huyện đến cuối năm 2023 là: 760 hộ. Trong đó, hộ cận nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số là: 693 hộ, chiếm tỷ lệ 91,18% so với tổng số hộ cận nghèo chung toàn huyện. - Tổng số hộ thoát nghèo chung là: 1.037 hộ. Trong đó, hộ nghèo dân tộc thiểu số thoát nghèo là: 999 hộ, chiếm tỷ lệ 96,34% so với tổng số hộ thoát nghèo chung toàn huyện. II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN 1. Công tác chỉ đạo, điều hành; thông tin, tuyên truyền; thanh tra, kiểm tra thực hiện - Công tác ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành triển khai thực hiện Dự án 1: (Có Phụ lục số 01 kèm theo). - Công tác thông tin, tuyên truyền: Trên cơ sở văn bản chỉ đạo triển khai thực hiện của cấp có thẩm quyền, UBND huyện đã chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị phối hợp với UBND các xã, thị trấn triển khai công tác tuyên truyền, phổ biến những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến với Nhân dân, đặc biệt là chính sách hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt đối với người đồng bào dân tộc thiểu số đảm bảo kịp thời, hiệu quả, đúng quy định, công khai, minh bạch. - Công tác thanh tra, kiểm tra: Số lần (đoàn) giám sát cấp tỉnh: 03 đoàn (năm 2022: 01 đoàn, năm 2023: 02 đoàn), cấp huyện 05 đoàn (năm 2022: 01 đoàn, năm 2023: 02 đoàn, năm 2024: 02 đoàn). Qua kiểm tra đã kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai, tổ chức thực hiện Chương trình của các cơ quan, đơn vị, địa phương; qua đó, đề ra những giải pháp phù hợp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc nhằm đảm bảo Chương trình thực hiện đúng mục tiêu, đúng tiến độ, đạt chất lượng thực hiện năm tiếp theo. 2. Kết quả giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt 2.1. Hỗ trợ đất ở - Tổng số hộ được hỗ trợ đất ở: 07 hộ, trong đó: + Số hộ đồng bào dân tộc thiểu số: 07 hộ. (2) Theo Quyết định số 612/QĐ-UBDT ngày 16/9/2021 của Ủy ban Dân tộc về phê duyệt danh sách các thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025. 3 + Tổng diện tích đã giao: 410 m2. + Kinh phí thực hiện: 408 triệu đồng (Ngân sách Trung ương: 280 triệu đồng, Ngân sách địa phương: 28 triệu đồng, vay vốn tín dụng chính sách theo Nghị định số 28/2022/NĐ-CP: 100 triệu đồng). + Địa điểm đầu tư: Tại thôn 12, xã Đăk Ruồng; thôn Kon Rơ Pen, Đăk Pơ Kong, xã Đăk Tờ Re; thôn 4, 9, thị trấn Đăk Rve và thôn 3, xã Đăk Pne. - Số hộ chưa có đất ở: 02 hộ, nhu cầu diện tích cần giải quyết: 100 m2; dự kiến thời gian hoàn thành hỗ trợ năm 2025. 2.2. Hỗ trợ nhà ở - Tổng số hộ được hỗ trợ nhà ở là: 22 hộ, trong đó: + Số hộ đồng bào dân tộc thiểu số: 21 hộ, 01 hộ nghèo dân tộc Kinh, sinh sống ở xã đặc biệt khó khăn. + Số hộ xây dựng mới: 22 hộ. + Kinh phí đã thực hiện: 1.968 triệu đồng (Ngân sách Trung ương: 880 triệu đồng, Ngân sách địa phương: 88 triệu đồng, vay vốn tín dụng chính sách theo Nghị định số 28/2022/NĐ-CP: 1.000 triệu đồng). - Số hộ được hỗ trợ đồng thời hai nội dung đất ở và nhà ở: 04 hộ. - Số hộ còn phải giải quyết nhà ở trong năm 2024: 17 hộ, dự kiến thời gian hoàn thành hỗ trợ trong quý IV năm 2024. 2.3. Hỗ trợ đất sản xuất - Tổng số hộ đã được hỗ trợ trực tiếp đất sản xuất: 12 hộ, trong đó: + Số hộ đồng bào DTTS; số hộ chưa có đất sản xuất, số hộ thiếu đất sản xuất theo quy định: 12 hộ, kinh phí thực hiện là: 1.564 triệu đồng (Ngân sách Trung ương: 270 triệu đồng, vay vốn tín dụng chính sách theo Nghị định số 28/2022/NĐ-CP: 1.294 triệu đồng). + Số hộ được giao đất: 12 hộ. Tổng diện tích: 6,73 ha. + Số hộ được hỗ trợ chuyển đổi nghề: 168 hộ, kinh phí thực hiện là: 8.712 triệu đồng (Ngân sách Trung ương: 1.680 triệu đồng, vay vốn tín dụng chính sách theo Nghị định số 28/2022/NĐ-CP: 7.032 triệu đồng). - Số hộ còn thiếu đất sản xuất: 02 hộ; nhu cầu diện tích cần giải quyết (01 ha); dự kiến thời gian hoàn thành hỗ trợ năm 2025. 2.4. Hỗ trợ nước sinh hoạt - Tổng số hộ đã được hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán là: 510 hộ (hỗ trợ mua sắm vật dụng chứa nước), kinh phí thực hiện là: 1.530 triệu đồng từ ngân sách Trung ương. - Số hộ còn thiếu nước sinh hoạt phân tán trong năm 2024 là: 198 hộ; dự kiến thời gian hoàn thành hỗ trợ trong quý IV năm 2024. 4 - Tổng số công trình nước sinh hoạt tập trung đã đầu tư xây dựng là: 04 công trình. Địa điểm đầu tư: Thôn 1, xã Đăk Pne, thôn 5+6, xã Đăk Kôi, thôn Đak Jri, xã Đăk Tờ Re, thôn 4 xã Đăk Tơ Lung. Quy mô đầu tư: Công trình nhóm C. Số hộ thụ hưởng: 479 hộ/1.920 khẩu. Kinh phí thực hiện là: 3.954 triệu đồng từ ngân sách Trung ương. (Chi tiết tại Phụ lục số 2, 3, 4, 5, 6 kèm theo) 3. Hiệu quả kinh tế - xã hội - Trong những năm qua, việc triển khai thực hiện Dự án 1 (Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt) thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn huyện đã góp phần giải quyết được tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho các hộ nghèo dân tộc thiểu số, hộ nghèo dân tộc Kinh sinh sống ở thôn, xã đặc biệt khó khăn, từ đó giúp người dân ổn định cuộc sống, tích cực lao động sản xuất, biết chuyển đổi các loại cây trồng vật nuôi có giá trị kinh tế cao để tăng năng suất, tăng thu nhập, từng bước thoát nghèo bền vững. Đồng thời, thông qua việc giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt đã giúp người dân mua được các vật tư như bồn nước, ống dẫn để tích trữ, tạo nguồn nước phục vụ nhu cầu của gia đình và giúp cho người dân chủ động hơn về nguồn nước sạch phục vụ sinh hoạt, góp phần nâng cao chất lượng đời sống. - Các hộ (12 hộ) được hỗ trợ trực tiếp đất sản xuất đã sử dụng và phát huy có hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ; UBND huyện tiếp tục chỉ đạo UBND các xã, thị trấn thường xuyên thông tin tuyên truyền chính sách giải quyết đất ở, đất sản xuất trong đồng bào dân tộc thiểu số; tuyên truyền, vận động bố mẹ, người thân sang nhượng, thừa kế, cho, tặng đất ở, đất sản xuất cho con, cháu khi tách hộ, lập vườn, hướng dẫn người dân sử dụng đất hiệu quả để phát triển kinh tế; ngăn chặn tình trạng chuyển nhượng đất đai dẫn đến mất tư liệu sản xuất trên diện tích được giao. - Kết quả chuyển đổi nghề: Các hộ dân được hỗ trợ mua giống cây trồng, vật nuôi đều sử dụng có hiệu quả nguồn vốn của Chương trình, các hộ dân đã chăm sóc tốt giống cây trồng, vật nuôi được hỗ trợ để phát triển kinh tế, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống. III. ĐÁNH GIÁ CHUNG 1. Ưu điểm: Được sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Thường trực Huyện ủy, sự giám sát của Hội đồng nhân dân huyện công tác lãnh đạo, chỉ đạo đã được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo sâu sát, quyết liệt, kịp thời; các nội dung hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt được bình xét dân chủ, công khai, minh bạch và xuất phát từ nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của người dân. Việc hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt góp phần giải quyết khó khăn, giúp người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số ổn định cuộc sống; hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề góp phần giải quyết sinh kế cho các hộ khó khăn về đất sản xuất; hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán và đầu tư các công trình nước sinh hoạt 5 tập trung đã góp phần giải quyết khó khăn về nước sinh hoạt, qua đó đã góp phần từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, từ đó nhận thức của người dân về mục tiêu của Chương trình được nâng lên, và đặc biệt người dân luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành của Nhà nước. 2. Những khó khăn, tồn tại, hạn chế - Văn bản Hướng dẫn triển khai thực hiện Dự án 1 (Hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt) của Bộ, ngành Trung ương và của tỉnh chậm được ban hành nên địa phương gặp khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện. - Đối với hỗ trợ đất ở, đất sản xuất: Theo báo cáo của UBND các xã, thị trấn, hiện nay trên địa bàn các xã, thị trấn không còn nhiều quỹ đất để hỗ trợ trực tiếp cho đối tượng thụ hưởng, phần lớn diện tích đất tự nhiên là đất rừng; đồi núi cao, vì vậy việc hỗ trợ đất ở, sản xuất khó đáp ứng nhu cầu đăng ký hỗ trợ từ các hộ dân. - Quá trình gia tăng dân số tự nhiên cũng khiến một số hộ dân không có đủ diện tích bình quân về đất ở, đất sản xuất theo quy định. Công tác xã hội hóa huy động nguồn lực trong Nhân dân, doanh nghiệp trong triển khai thực hiện Dự án 1 còn hạn chế. 3. Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế - Nguyên nhân chủ quan: + Một số địa phương chưa quyết liệt trong việc chỉ đạo triển khai thực hiện Chương trình, chưa kịp thời báo cáo các khó khăn và đề xuất những tồn tại trong việc thực hiện nhiệm vụ của từng chương trình, dự án. + Một số cán bộ phụ trách tham mưu ở một số địa phương còn có mặt hạn chế về trình độ, năng lực. - Nguyên nhân khách quan: + Huyện Kon Rẫy có điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, số doanh nghiệp, hợp tác xã hoạt động trên địa bàn huyện còn hạn chế nên công tác xã hội hóa trong triển khai thực hiện Dự án 1 còn gặp nhiều khó khăn. + Năm 2022 là năm đầu tiên triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2021-2030; giai đoạn I từ năm 2021-2025; đồng thời thực hiện 03 Chương trình mục tiêu quốc gia cùng một lúc, trong khi đó cơ chế triển khai thực hiện mới hoàn toàn, vì vậy các cấp, các ngành đang còn lúng túng trong việc tổ chức triển khai thực hiện. + Công tác phối hợp giữa các đơn vị có liên quan, UBND các xã, thị trấn có lúc thiếu chặt chẽ, không kịp thời trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao. IV. PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRONG THỜI 6 GIAN ĐẾN - Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến nội dung thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi gắn với cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số, làm cho đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo bền vững” trên địa bàn huyện. - Tiếp tục chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị, địa phương thực hiện nghiêm túc sự lãnh đạo, chỉ đạo của UBND tỉnh, sự hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của các sở, ngành cấp tỉnh; sự lãnh đạo của Huyện ủy, Ban Thường vụ Huyện ủy trong triển khai thực hiện Chương trình. - Tham mưu, đề xuất Hội đồng nhân dân huyện sớm phân bổ nguồn vốn ngày từ đầu năm; ban hành Kế hoạch đề ra mục tiêu, giao nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc triển khai thực hiện các nội dung, tiểu dự án, dự án thuộc Chương trình. - Chỉ đạo các đơn vị được giao làm chủ đầu tư các Dự án, Tiểu dự án đẩy nhanh tiến độ thực hiện các nội dung, nhiệm vụ, dự án sử dụng nguồn vốn của Chương trình đảm bảo thực hiện có hiệu quả thiết thực và giải ngân hết các nguồn vốn được giao. - Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, thị trấn tăng cường, làm tốt công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân, doanh nghiệp; huy động, lồng ghép và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong việc triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ thuộc Chương trình trên địa bàn. - Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chuyên môn tăng cường công tác phối hợp, hướng dẫn, chủ động tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc của địa phương được giao thực hiện nhiệm vụ thuộc Chương trình. - Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình để kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc trong việc triển khai thực hiện Chương trình, từ đó đề xuất với cấp có thẩm quyền có giải pháp giải quyết kịp thời. V. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT Đề nghị Đoàn giám sát Thường trực HĐND tỉnh quan tâm tổng hợp, đề xuất với các Bộ, ngành Trung ương một số nội dung sau: - Xem xét nâng định mức hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất cho các đối tượng hộ nghèo, vì theo quy định hiện nay ngân sách Trung ương hỗ trợ tối đa không quá 40 triệu/hộ đối với đất ở và nhà ở; 22,5 triệu đồng/hộ đối với đất sản xuất là thấp so với mặt bằng giá đất hiện nay, các đối tượng thụ hưởng đa phần không có khả năng đối ứng được thêm nhiều kinh phí để thực hiện nhận chuyển nhượng. - Xem xét nâng mức cho vay đối với nội dung hỗ trợ về nhà ở để phù hợp với mức tăng vật tư và biến động giá cả thị trường.
Đã hoàn thành
Phòng Khoa giáo Văn xã Phan Thị Phượng
3131/UBNd-KGVX 05/09/2024  Nhiệm vụ Ủy ban nhân dân tỉnh giao   Các đơn vị, địa phương báo cáo kết quả triển khai thực hiệncác kiến nghị của Ban Văn hóa - Xã hội về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trước ngày 25 tháng 7 năm 2025 UBND huyện Kon Rẫy 25/07/2025 Đang thực hiện Phòng Khoa giáo Văn xã Nguyễn Thị Mỹ Diễm
2772/UBND-KGVX 05/08/2024  Nhiệm vụ Ủy ban nhân dân tỉnh giao   Báo cáo kết quả tổ chức các hoạt động Tết trung thu cho trẻ em thuộc ngành, địa phương quản lý (nội dung báo cáo theo Phụ lục kèm theo) về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội UBND huyện Kon Rẫy 23/09/2024 Thực hiện Văn bản số 2772/UBND-KGVX ngày 05 tháng 8 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum về việc tổ chức Tết Trung thu năm 2024. UBND huyện Kon Rẫy báo cáo kết quả thực hiện như sau: I. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Công tác chỉ đạo tổ chức - Thực hiện văn bản chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh, để đảm bảo thực hiện hiệu quả và đồng bộ các hoạt động trong dịp Tết Trung thu, tạo điều kiện cho trẻ em trên địa bàn huyện đón Tết Trung thu vui tươi, an toàn, thiết thực, Ủy ban nhân dân huyện UBND huyện Kon Rẫy ban hành văn bản1 chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, thị trấn tổ chức các hoạt động thăm tặng quà, vui chơi giải trí, truyền thông giáo dục cho trẻ em nhân dịp Tết trung thu năm 2024, phù hợp với điều kiện của đơn vị, địa phương. - UBND huyện chỉ đạo phó Trưởng ban Điều hành trẻ em, tham mưu trích Quỹ Bảo trợ trẻ em huyện tổ chức thăm hỏi, tặng quà trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn trên địa bàn huyện. 2. Tổ chức tặng quà trong dịp Tết Trung thu - Chỉ đạo Phòng Lao động - TB&XH huyện, UBND xã Đăk Tờ Re phối hợp với Hội bảo vệ quyền trẻ em và Bảo trợ người khuyết tật tỉnh Kon Tum kết nối với Đoàn từ thiện Sen Trắng, Quận 8, TP Hồ Chí Minh tặng 300 suất quà (100.000đ/suất) cho trẻ em khuyết tật, mồ côi, con hộ nghèo tặng quà nhân dịp tết Trung thu 2024 cho trẻ em xã Đăk Tờ Re. - Trích Quỹ Bảo trợ trẻ em huyện, với tổng số tiền 17.000.000 đồng để tổ chức thăm và tặng quà cho 89 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn các xã, thị trấn; 20 trẻ em của trường Tiểu học Lê Quý Đôn và thăm, tặng quà trẻ em tại cơ sở Vinh sơn IV; tổ chức Chương trình tết Trung thu cấp huyện tại Nhà Văn hoá xã Đăk Ruồng. - Huyện đoàn Kon Rẫy tặng 120 suất quà (150.000đ/suất) cho các em học 1 Công văn số 1567/UBND-VX ngày 22/8/2024 của UBND huyện Kon Rẫy V/v /v tổ chức Tết Trung thu năm 2024 cho trẻ em trên địa bàn huyện Kon Rẫy; Công văn số 551/KTHT ngày 12/09/2024 của UBND huyện Kon Rẫy V/v tăng cường kiểm tra dịp Tết Trung thu năm 2024; Công văn số 3267/UBND-KGVX ngày 15/09/2024 của UBND huyện Kon Rẫy V/v tổ chức các hoạt động Tết Trung thu năm 2024 bảo đảm an toàn, tiết kiệm, thực chất, không phô trương, hình thức. sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn xã Đăk Kôi và Đăk Tơ Lung. Đồng thời, tổ chức Trung thu cho khoảng 1000 học sinh (Đăk Kôi là 800 em học sinh và Đăk Tơ Lung 200 em) trong 3 cấp học là mầm non, tiểu học, THCS. - Các cơ quan, đơn vị, tổ chức trên địa bàn xã, thị trấn vận động nguồn lực tổ chức thăm hỏi, tặng quà trẻ em tại các xã, thị trấn, với tổng số tiền 243.780.000 đồng, thu hút 10.083 lượt trẻ em tham gia, hưởng lợi. - Tổ chức các hoạt động với nội dung bổ ích, lành mạnh, hình thức phong phú, góp phần giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa tốt đẹp, đặc sắc của dân tộc và phù hợp với điều kiện, đặc thù của cơ quan, đơn vị, địa phương như: Các trò chơi dân gian, giải câu đố nhận quà, thi làm lồng đèn, múa lân.. thu hút sự tham gia đông đảo của trẻ em. * Tổng giá trị quà tặng Tết Trung thu trên địa bàn huyện: 278.780.000 đồng. * Thu hút tổng số: 11.203 lượt trẻ em được tham gia, hưởng lợi. (chi tiết có phụ biểu kèm theo) Ngoài ra có các tổ chức, cá nhân tặng quà bằng hiện vật cho trẻ em trên địa bàn huyện còn có nhiều cơ quan, đơn vị tổ chức tết trung thu, tặng quà cho con em CBCNVC trong đơn vị, chưa tổng hợp báo cáo số liệu về Phòng Lao động - TB&XH huyện. 3. Thực hiện công tác truyền thông - Các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, thị trấn phối hợp với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức đoàn thể chính trị, xã hội các cấp, các đơn vị trường học trên địa bàn lồng ghép tuyên truyền nội dung, ý nghĩa của Tết Trung thu, thông qua các hoạt động, như: Tổ chức thi làm lồng đèn, trang trí mâm quả, cắm hoa, vui chơi, phá cổ, phát quà nhằm phát huy giá trị văn hóa tốt đẹp, cổ truyền, đặc sắc của dân tộc, phù hợp với điều kiện đặc thù của đơn vị, địa phương. - Phát sóng trên Đài Truyền thanh huyện 2 tin và 01 bài về tổ chức các hoạt động, Thư chúc Tết Trung thu năm 2024 của Chủ tịch nước cho trẻ em trên địa bàn huyện. II. ĐÁNH GIÁ CHUNG - Tết Trung thu 2024 đã được triển khai một cách đồng bộ từ huyện đến các xã, thị trấn và các thôn, điểm trường và được tổ chức vui tươi, an toàn. Thông qua các hoạt động tết Trung thu, góp phần tăng cường công tác tuyên truyền về việc thực hiện quyền trẻ em, bảo vệ chăm sóc trẻ em đồng thời giáo dục trẻ em về các phong tục, truyền thống lâu đời của địa phương khuyến khích các em tham gia các hoạt động vui chơi bổ ích, lành mạnh. - Tổ chức các hoạt động Tết Trung thu cho trẻ em tại cơ quan, đơn vị, địa phương bảo đảm thiết thực, hiệu quả, an toàn, tuân thủ các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm. Quan tâm bố trí kinh phí và vận động nguồn lực từ các tổ chức, 3 cá nhân để thăm, tặng quà Trung thu cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn. Trên đây là Báo cáo của UBND huyện về kết quả tổ chức Tết Trung thu năm 2024 cho trẻ em trên địa bàn huyện Kon Rẫy./.
Đã hoàn thành
Phòng Khoa giáo Văn xã Nguyễn Thị Mỹ Diễm
2749/UBND-KGVX 01/08/2024  Nhiệm vụ Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao   Các đơn vị, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ và nội dung Kết luận của Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tại Văn bản nêu trên khẩn trương chỉ đạo rà soát, kịp thời khắc phục các tồn tại, hạn chế trong triển thực hiện Chương trình tại đơn vị, địa phương. Báo cáo kết quả triển khai thực hiện nội dung liên quan gửi về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trước ngày 20 tháng 8 năm 2024 UBND huyện Kon Rẫy 20/08/2024 Thực hiện Công văn số 2749/UBND-KGVX ngày 01/8/2024 của UBND tỉnh về việc triển khai Kết luận thanh tra việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 tại tỉnh Kon Tum, UBND huyện báo cáo như sau: Về nội dung: Rà soát, cân đối bố trí vốn đối ứng thực hiện Chương trình đảm bảo tối thiểu bằng 10% tổng ngân sách thực hiện Chương trình theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 13 Quyết định số 02/2022/QĐ-TTg ngày 18/0/2022 của Thủ tướng Chính phủ1. Về nội dung này, UBND huyện đã rà soát, bố trí đảm bảo đủ vốn đối ứng từng năm theo quy định, cụ thể: - Năm 2022, bố trí vốn đối ứng của địa phương thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững là: 363/336 triệu đồng2. - Năm 2023, bố trí vốn đối ứng của địa phương thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững là: 1.594,5/785 triệu đồng3. - Năm 2024, bố trí vốn đối ứng của địa phương thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững là: 2.931/946 triệu đồng4. Các nội dung khác, UBND huyện đã triển khai thực hiện đầy đủ theo đúng các văn bản quy định của Quốc Hội, Chính phủ, của UBND tỉnh và các Thông tư hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương có liên quan. Trên đây là Báo cáo của UBND huyện vể Kết quả triển khai Kết luận thanh tra việc thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 tại tỉnh Kon Tum./.
Đã hoàn thành
Phòng Khoa giáo Văn xã Nguyễn Thị Mỹ Diễm